TỔ VĂN ĐĂNG KHOA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Diễn đàn Tổ Văn Trường Trung Học ĐĂNG KHOA, Tp Hồ Chí Minh
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 5. DỌN VỀ LÀNG _ NÔNG QUỐC CHẤN

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 68
Join date : 18/08/2010

5. DỌN VỀ LÀNG _ NÔNG QUỐC CHẤN Empty
Bài gửiTiêu đề: 5. DỌN VỀ LÀNG _ NÔNG QUỐC CHẤN   5. DỌN VỀ LÀNG _ NÔNG QUỐC CHẤN EmptyTue Oct 05, 2010 3:28 am

Nhà thơ Nông Quốc Chấn là người dân tộc thiểu số đầu tiên mang hơi thở núi rừng Tây Bắc vào thơ ca. Ông được xem là cánh chim đầu đàn của những người cầm bút các dân tộc thiểu số.
5. DỌN VỀ LÀNG _ NÔNG QUỐC CHẤN Nang_q10

Tiểu sử:
Nhà thơ Nông Quốc Chấn tên thật là Nông Văn Quỳnh, sinh ngày 18 tháng 11 năm 1923, quê gốc xã Cốc Đán, huyện Ngân Sơn, tỉnh Cao Bằng. Dân tộc Tày. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1958).
Sớm giác ngộ cách mạng, ông hoạt động trong Mặt trận Việt Minh, tham gia du kích và giải phóng quân trước tháng 8 năm 1945. Sau Cách mạng tháng Tám vẫn tiếp tục hoạt động trong Mặt trận Việt Minh, tham gia tỉnh ủy tỉnh Bắc Cạn, phục vụ chiến dịch và bắt đầu hoạt động văn hóa văn nghệ. Sau 1945 nhà thơ Nông Quốc Chấn tham gia khu ủy Việt Bắc, là đại biểu Quốc hội khóa I, Chủ tịch Hội Văn học – Nghệ thuật khu Việt Bắc, ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn, ủy viên rồi Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật toàn quốc. Từ năm 1964 đến nay, nhà thơ Nông Quốc Chấn tiếp tục đảm nhận những trọng trách của Đảng và Nhà nước: Đại biểu Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Văn hóa kiêm Hiệu trưởng Đại học Văn hóa, Hiệu trưởng trường Viết văn Nguyễn Du, Chủ tịch Hội Văn hóa văn nghệ các dân tộc, Phó Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật, ủy viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Toàn cảnh sự kiện và dư luận.
Tác phẩm đã xuất bản:
Tập thơ: Tiếng ca người Việt Bắc, 1959; Người núi Hoa, 1961; Đèo gió, 1968; Bước chân Pắc Bó, 1971; Suối và biển, 1984.
Tiểu luận: Một vườn hoa nhiều hương sắc, 1977; Đường ta đi, 1970.
Giải thưởng Văn học: Bài thơ Dọn về làng, Giải thưởng ở Đại hội Thanh niên, Sinh viên thế giới họp ở Béclin 1951; Một số bài thơ cách mạng và kháng chiến được Hội Văn nghệ Việt Nam trao giải thưởng 1954, Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng 1958. Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật. Và đặc biệt là bài Nhớ, đã được phổ nhạc và được công chúng yêu thích.
Tự sự:
- Vấn đề viết bằng chữ dân tộc rồi dịch ra tiếng phổ thông được đồng bào dân tộc hoan nghênh nhưng gặp khó khăn trong khâu in và phát hành. Bởi hiện chưa có nhà in riêng. Nếu cố gắng in được cả chữ dân tộc và chữ quốc ngữ, thì tác phẩm sẽ nhiều trang, giá cao, khó bán.
- Những vấn đề học thuật, như bản sắc dân tộc trong thơ văn, viết song ngữ, việc bồi dưỡng đào tạo đội ngũ nhà văn các dân tộc, Hội Nhà văn phải làm gì để phát triển văn học các dân tộc v.v…, đó là những điều mà theo tôi, cần giải quyết từng bước”.
Nhà thơ Nông Quốc Chấn qua những trang viết:
Nhà nghiên cứu, nhà báo Y Trang: Vĩnh biệt nhà thơ Nông Quốc Chấn: "Nhớ người mãi "dọn về làng":
“Nhà thơ Nông Quốc Chấn, dân tộc Tày, cánh chim đầu đàn của những người cầm bút các dân tộc thiểu số Việt Nam vừa ra đi lúc 1 giờ ngày 4.2. …Nhắc đến nhà thơ Nông Quốc Chấn, người ta thường nhớ đến hai bài: "Bộ đội Ông Cụ" và "Dọn về làng". Tôi ngờ rằng sau này khi một số người viết - do không am hiểu người dân tộc thiểu số - cái gì cũng "a lúi" là bắt nguồn từ "Bộ đội Ông Cụ". Bài thơ giản dị mà nồng ấm - mà hay:
Bộ đội đã đến kìa
A lúi
Những người là người
Ðeo súng ngắn, súng dài, súng dóp...
Hoan hô! Hoan hô!
Nhìn không chớp mắt".
Cái tiếng trầm trồ của người Tày trong bài thơ viết năm 1948 của Nông Quốc Chấn sao mà mộc mạc, thân thương đến thế. Rồi nữa, bài "Dọn về làng" được giải thưởng ở Ðại hội Thanh niên, sinh viên thế giới Berlin 1951 cũng với tâm cảm như thế:
Hôm nay Cao Bắc Lạng cười vang
Dọn lán, rời rừng, người xuống làng
Người nói cỏ lay trong ruộng rậm
Con cày mẹ phát ruộng ta quang...".
Không hiểu sao, tôi lại nhớ thêm, và thậm chí nhớ rất nhiều về Nông Quốc Chấn với bài thơ "Nhớ", đã được phổ nhạc - tất nhiên, trường hợp này hơi bị "đặc biệt", bài hát không thật hay so với bài thơ nguyên bản. Ông Nông Quốc Chấn đã lấy câu "... Ðèn thương nhớ ai/Mà đèn không tắt" (ca dao của người Việt) làm đề từ cho bài thơ. Ông cứ giãi bày tâm sự về cái sự nhớ của con suối, con chim, cái nón, cái khăn, chiếc cày, chiếc quạt, ngọn đèn... Cái lạ, cái nhớ cái thương đến thắt ruột, đến nao lòng là ở khổ cuối, như một lời chấp nhận, khẳng định và tin tưởng rất là "dân tộc": "Ai nhớ cứ nhớ/Ai đi cứ đi/Chiến trường súng nổ/Hết giặc lại về" (1967).

Khi viết và dẫn câu thơ của Nông Quốc Chấn làm tựa đề - "Khi nghe gió thổi qua Phja Bjoóc", Tô Hoài từng nói: "Cuộc sống lớn lao và những ngày dung dị đã bồi đắp nên thơ Nông Quốc Chấn. Và chính ông - nói không văn vẻ gì cả - là cánh chim đầu đàn của những người làm văn học cách mạng của các dân tộc thiểu số. Ông là người mở đường, là người để lại dấu ấn sâu đậm khó thể quên, không chỉ với văn học các dân tộc thiểu số hiện đại nói riêng mà có vị trí vững chắc trong tiến trình văn học cách mạng Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX".
Nhà thơ Vũ Quần Phương: “Sự xuất hiện các nhà thơ người dân tộc là một biểu hiện tốt đẹp của đường lối văn nghệ cách mạng. Trong kháng chiến chống Pháp, những bài thơ của Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn (dân tộc Dao Tiền) đã được bạn đọc và bạn bè trong giới nồng nhiệt chào đón. Một trong những bài thơ đầu tay của Nông Quốc Chấn Dọn về làng viết năm 1950 đã được đưa vào sách giáo khoa trung học từ rất sớm.
Thơ Nông Quốc Chấn thời kỳ Việt Bắc, tính từ bài Bộ đội Ông Cụ (1948) là thứ thơ mạnh về tự sự, chất trữ tình nằm ngay trong các chi tiết của câu chuyện thơ. Đó là cái nhìn ngạc nhiên trước những sự việc đã quen mắt. Chính cái nhìn ấy đã phát hiện những yếu tố mới lạ ẩn giấu trong những sự việc ngỡ như quen rồi, biết rồi, đương nhiên rồi. Cái nhìn lạ hóa mang đầy vẻ hồn nhiên là chất trữ tình độc đáo của các nhà thơ dân tộc.
Vệ quốc quân chiếm lại các đồn
Người đông như kiến, súng dày như củi.

Song song với việc phát huy bản sắc dân tộc, Nông Quốc Chấn học tập, càng ngày càng thông thạo, cách diễn đạt, rồi cả cách lập ý của thơ vùng xuôi. Về hướng tìm tòi này cũng có ý kiến lo âu sợ thơ ông bị "Kinh hóa". Nhiều bài thơ sau này, từ những năm 60 trở đi, bút pháp ông quả có nhiều nét lẫn vào thơ vùng xuôi. … Là nhà thơ, đồng thời, trong nhiều năm, là thứ trưởng, sống ở thủ đô, chỉ đạo văn hóa khắp nước, cũng khó mà giữ mãi được cách nghĩ, cách nói mang biểu trưng dân tộc, Nông Quốc Chấn khắc phục bằng những chuyến đi về nguồn, bằng đề tài, và một phần bằng ngôn ngữ, cách nói:
Tiếng động ầm ầm rung gốc cây
Trâu đực húc nhau? Hay hổ đẻ?
Vào xem mới biết máy đang cày.
Thuở mới viết, ông làm thơ bằng tiếng Tày rồi dịch ra tiếng Kinh. Bây giờ, có khi làm ngược lại lại thuận với ông hơn. Điều đó, nếu có thực, cũng bình thường. Điều quan trọng là thơ Nông Quốc Chấn ngày càng mở rộng đề tài, chủ đề, thủ pháp diễn đạt... Điều quan trọng nữa là từ người viết phong slư (thơ tình) phục vụ bà con trong bản, Nông Quốc Chấn đã thành nhà thơ có độc giả trong cả nước và được dịch ra nhiều ngôn ngữ bạn bè”.

Dọn về làng
Tác giả: Nông Quốc Chấn

Mẹ! Cao - Lạng hoàn toàn giải phóng
Tây bị chết bị bắt sống hàng đàn
Vệ quốc quân chiếm lại các đồn
Người đông như kiến, súng dày như củi.

Sáng mai về làng sửa nhà phát cỏ
Cày ruộng vườn, trồng lúa ngô khoai
Mấy năm qua quên Tết tháng Giêng, quên rằm tháng bảy
Chạy hết núi lại khe, cay đắng đủ mùi
Nhớ một hôm mù mịt mưa rơi
Cơn gió bão trên rừng cây đổ
Cơn sấm sét lán sụp xuống nát cửa
Ðường đi lại vắt bám đầy chân.

Súng nổ kia! Giặc Tây lại đến lùng
Từng cái lán, nó đốt đi trơ trụi
Nó vơ hết áo quần trong túi
Mẹ địu em chạy tót lên rừng
Lần đi trước, mẹ vẫy gọi con sau lưng
Tay dắt bà, vai đeo đẫy nải
Bà lòa mắt không biết lối bước đi.

Làm sao bây giờ: ta phải chống!
Giặc đã bắt cha con đi, nó đánh,
Cha chửi Việt gian, cha đánh lại Tây
Súng nổ ngay đì đùng một loạt
Cha ngã xuống nằm lăn trên mặt đất
Cha ơi: cha không biết nói rồi…
Chúng con còn thơ, ai nuôi ai dạy?
Không ai chống gậy khi bà cụ qua đời!
Mẹ ngồi khóc, con cúi đầu cũng khóc
Sợ Tây nghe, mẹ dỗ “nín” con im.
Lán anh em rải rác không biết nơi tìm
Không ván, không người đưa cha đi cất
Mẹ tháo khăn phủ mặt cho chồng
Con cởi áo liệm thân cho bố!
Mẹ con đưa cha đi nằm một chỗ
Máu đầy tay, trên mặt nước tràn…
Mày sẽ chết! thằng giặc Pháp hung tàn
Băm xương thịt mày, tao mới hả!

Hôm nay Cao - Bắc - Lạng cười vang
Dọn láng, rời rừng, người xuống làng
Người nói cỏ lay trong ruộng rậm
Con cày mẹ phát ruộng ta quang.
Ðường cái kêu vang tiếng ô tô
Trong trường ríu rít tiếng cười con trẻ.
Mờ mờ khói bếp bay trên mái nhà lá.
Mặc gà gáy chó sủa không lo
Ngày hai bữa rau ta có muối
Ngày hai buổi, không tìm củ pầu, củ nâu
Có bắp xay độn gạo no lâu,
Ðường ngõ từ nay không cỏ rậm
Trong vườn chuối, hổ không dám đến đẻ con
Quả trên cành không lo tự chín tự rụng
Ruộng sẽ không thành nơi máu chảy từng vũng.
Bộ đội đỡ phải đi thung lũng núi rừng
Ra đường xe, hát nói ung dung
Từng đoàn người dắt lá cây tiến bước
Súng bên vai, bao gạo buộc bên vai,
Chân đi có giày không sợ nẻ
Trên đầu có mũ che nắng mưa

Mặt trời lên sáng rõ rồi mẹ ạ!
Con đi bộ đội, mẹ ở lại nhà,
Giặc Pháp, Mỹ còn giết người cướp của trên đất nước ta.
Ðuổi hết nó đi, con sẽ về trông mẹ.

Mùa đông 1950


5. DỌN VỀ LÀNG _ NÔNG QUỐC CHẤN Nang_q11
Về Đầu Trang Go down
http://lethihoaphuong.niceboards.net
 
5. DỌN VỀ LÀNG _ NÔNG QUỐC CHẤN
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TỔ VĂN ĐĂNG KHOA :: THAM KHẢO-
Chuyển đến